Là Quốc gia với nhiều tên gọi như Đảo quốc sư tử hay Thiên đường mua sắm của Châu Á, Singapore còn được biết đến là một quốc gia với hệ thống “không gian ngầm” đang dược khái thác để phục vụ cho đời sống của người dân cũng như du khách đam mê du lịch Singapore.
Với diện tích khoảng 720km2, Singapore đã phải triển khai mọi biện pháp có thể để tận dụng đất đai nhằm phục vụ cho việc phát triển cơ sở hạ tầng, từ bồi đắp thêm đất ngoài biển hay xây dựng các tòa nhà chọc trời. Tuy vậy, với số dân được dự báo sẽ tăng đều trong vài năm tới, Singapore đã quyết định triển khai kế hoạch phát triển thành phố ngầm dưới lòng đất.
Chính phủ Singapore đã chính thức triển khai thực hiện kế hoạch ngầm hóa ở 3 khu vực là phía Nam Marina, khu Pungol và khu vực Jurong, nơi tập trung nhiều cơ sở công nghiệp, văn phòng và ít dân cư. Theo Cơ quan Tái phát triển đô thị Singapore, điều này sẽ giúp giải phóng diện tích mặt đất dùng để xây dựng nhà ở, công viên và các công trình công cộng khác. Chính quyền Singapore hy vọng trong tương lai, 90% số nhà ở sẽ nằm trong khu vực có thể đi bộ tới các công viên xung quanh đó, cũng như nơi làm việc và các tiện ích giải trí khác nằm ngay tại lòng đất bên dưới.
Ngoài tiết kiệm diện tích đất và tăng cường tính kết nối, việc hạ ngầm các công trình sẽ giảm tải nhu cầu sử dụng điều hòa không khí, giúp một quốc gia có khí hậu nhiệt đới như Singapore giảm bớt được gánh nặng về năng lượng, đồng thời có thể giảm thải mỗi năm 34.500 tấn CO2 ra môi trường.
Mặc dù kế hoạch xây dựng các công trình ngầm dưới lòng đất cũng gặp phải những thách thức không nhỏ, song các nhà quy hoạch Singapore tin rằng nó sẽ mang lại lợi ích và thiết thực đối với nước này.
Quá trình cải tạo đất ở Singapore đã giúp đất nước này mở rộng thêm 25% đất đai trong hơn 2 thế kỷ qua. Nhiều dự án trong những năm qua đã phát triển công trình ngầm, cụ thể đó là xây dựng công trình ngầm tầng thứ nhất 1 – 3 m: đất trên cùng là đường dành cho người đi bộ kết nối từ điểm này sang điểm khác. Singapore hy vọng sẽ tiếp tục mở rộng các đường kết nối này trong tương lai. Công trình tầng thứ hai 5 – 50 m là đường hầm dịch vụ chung. Đường hầm này được xây dựng ở khu vực vịnh Marina. Đây là đường hầm dịch vụ thứ hai ở châu Á sau Nhật Bản để chạy cáp viễn thông, đường ống nước, đường dây điện. Đi xuống sâu hơn nữa là hệ thống tàu điện ngầm MRT và đường hầm cho xe cộ lưu thông đẳng cấp thế giới. Thêm vào đó là công trình ngầm tầng thứ ba 100 m và sâu hơn được trưng dựng là kho đạn dược. Ở tầng này là dự án hang đá trên đảo Jurong và Kho đạn ngầm. Đây là hai dự án ngầm nổi tiếng hoàn hảo về thách thức đất chật để mở rộng không gian dưới lòng đất. Dự án Jurong hoàn thành năm 2014, gồm 5 kho ngầm dưới đáy biển Banyan Basin dùng để dự trữ dầu. Hang Jurong nằm ở độ sâu 150 m so với mặt đất. Bên trong có 5 hang tạo nên không gian 61 ha dưới đáy biển với đường hầm dài 9 km dẫn vào bên trong. Mỗi hang cao tương đương tòa nhà 9 tầng, chỗ chứa bên trong cao 27 m, rộng 20 m và dài tới 340 m. Trong mỗi hang có thể chứa tới 64 bể bơi tiêu chuẩn Olympic, 1.300 xe buýt 2 tầng.
Tuy nhiên, Singapore không dừng lại ở đó. Dự án Quy hoạch tổng thể ngầm sẽ được chính quyền Singapore công bố trong năm 2019 nhằm phát triển, khai thác không gian dưới lòng đất Singapore sẽ tập trung sử dụng không gian ngầm cho giao thông, nhà máy, công sở và kho chứa. Từ đó giải phóng phần đất trên bề mặt để phát triển nhà ở, các công trình cộng đồng và không gian xanh. Theo dự án mới, Singapore sẽ tập trung sử dụng không gian ngầm cho giao thông, nhà máy, công sở và kho chứa để giải phóng phần đất trên bề mặt nhằm phát triển nhà ở, các công trình cộng đồng và không gian xanh.
Singapore nghĩ đến phương án này cũng bởi lý do: Do khí hậu nóng ẩm và mưa nhiều tại Singapore khiến mạng lưới cơ sở hạ tầng công cộng bị hao mòn nhanh hơn. Việc đưa những hệ thống này xuống lòng đất là phương án hợp lý, khả thi và được ủng hộ. Thế nhưng, xây dựng công trình ngầm chưa bao giờ là đơn giản. Người ta sẽ phải nghiên cứu phát triển công trình ngầm bằng công nghệ tiên tiến và thiết kế thân thiện với con người để hạn chế cảm giác bức bối khi phải làm việc, sinh hoạt dưới lòng đất như một số quốc gia đã từng gặp phải.
Cục Xây dựng công trình Singapore – đơn vị chịu trách nhiệm giám sát các dự án không gian ngầm cho biết, vào năm 2050, người dân Singapore có thể “sống, làm việc và giải trí trong lòng đất”.