1/ Món Roti Canai độc đáo của Malaysia
Ảnh hưởng bởi ẩm thực của văn hóa Ấn Độ, các món ăn sáng tại Malaysia thiên về cơm, bánh,… và trong số đó điển hình là món Roti Canai cùng hương vị cà ri đặc trưng thơm lừng khắp phố.
Ẩm thực đường phố tại Malaysia đa dạng và phong phú với các món ăn đến từ Trung Quốc và Ấn Độ. Trong khi các góc phố người Hoa thơm lừng hương vị của bánh bao, há cảo, cháo với sữa đậu nành, quẩy nóng, mì vằn thắn thì phía đối diện là hương thơm đậm vị cà ri nồng nồng, một loại gia vị dù đi đâu cũng không thể lẫn mùi. Trong quán, những vị khách người Malaysia gốc Ấn hay Indonesia dùng bữa sáng với cà ri nấu với đậu, khoai tây, cà rốt, thịt gà, ăn kèm bánh thay vì cơm.
Ở bất kể quán ăn nào tại Malaysia bạn cũng có thể gọi được món cà ri gà cùng bánh Roti Canai ăn kèm. Đó là món ăn phổ biến cho bữa sáng mỗi ngày của người dân nơi đây. Trong thực đơn của quán có món cà ri thịt cừu, thịt bò, thịt gà, cá nhưng tuyệt nhiên không có thịt lợn vì vấn đề tôn giáo. Nếu bạn đã từng ăn các món tại Ấn Độ, sẽ thấy như vậy là quá nhiều so với các món cà ri đơn điệu thông thường. Với những người ưa thích hương vị cà ri thì Malaysia quả là một nơi đáng để khám phá ẩm thực.
Các loại thảo mộc được nấu trong món cà ri gà được trồng từ chính đất Malaysia, tạo nên hương vị riêng biệt. Lối nấu nướng Malaysia sử dụng nhiều loại cây cỏ như cỏ chanh, lá dừa dại, lá chanh, cây húng quế, cây rau nghề, hạt nhục đậu khấu, nghệ, mầm củ gừng dại cùng thìa là, rau mùi, tiêu, bạch đậu khấu, hồi và cỏ cà ri. Có nhiều loại gia vị không phải dạng khô mà tươi như cây nghệ, riềng nếp, tương ớt tươi, hành và tỏi. Món ăn thường được kết hợp giữa các gia vị tươi và khô, tạo thành một thứ bột nhão và rồi khử dầu. Nước dừa tươi cũng thường được sử dụng tạo hương thơm béo ngậy cho cà ri.
Nguyên liệu chính là thịt gà được tẩm ướp với từng loại gia vị theo mỗi giai đoạn khác nhau trước khi nấu một đêm để thấm đều. Vị cay cay, thơm nhẹ của cari hòa cùng vị bùi của khoai tây, cà rốt tạo nên vị ngọt dịu ít béo ngậy, khiến cho thực khách không có cảm giác ngấy. Cà ri gà bữa sáng thường ăn kèm với bánh Roti Canai, một loại bánh được làm từ bột mì trộn với bơ, trứng gà, được cán mỏng, nướng vàng thơm hai mặt và ăn nóng. Vỏ bên ngoài xốp, giòn như một chiếc bánh sừng bò còn ruột bên trong lại khá mềm và hơi dai. Ăn bằng tay bốc, những chiếc bánh được xé thơm mùi bột, ăn kèm cùng cà ri gà.
Nếu có dịp đến Malaysia, bạn hãy nếm thử bữa sáng truyền thống này để cảm nhận nhận được vị cà ri thơm hương dừa mà không quá nồng này nhé. Bạn nhớ hãy dùng tay phải để ăn giống người bản địa mới thấy được sự thú vị của món ngon thơm trên từng ngón tay.
2/ Món Nasi Lemak
Nasi lemak bắt nguồn từ những bữa ăn của nông dân. Những ngày dài trên cánh đồng có nghĩa là một món ăn đầy sẵn sàng để ăn khi đang di chuyển là điều cần thiết. Gạo, dầu và cá cung cấp một chế độ ăn uống cân bằng trong một gói và nó cũng dễ dàng được pha chế. Nhìn kỹ hơn các thành phần riêng lẻ cho thấy chính xác lý do tại sao món ăn đơn giản này lại được tôn kính như vậy giữa những người dân địa phương.
a/ Gạo Santan
Cơm trắng được hấp trong nước cốt dừa; không nấu chín, vì nguy cơ cháy gạo cao hơn. Thông thường, các đầu bếp sẽ thêm một chút gì đó để cá nhân hóa hương vị của gạo, chẳng hạn như gừng, sả hoặc hẹ, nhưng luôn luôn tạo ra hương vị tinh tế cho nhãn hiệu.
b/ Sambal
Một tương ớt nửa cay nửa ngọt được rưới lên mặt đĩa. Người Malaysia có các loại gia vị không thể tìm thấy ở bất kỳ nơi nào khác trên thế giới. Đáng giá hơn so với gạo, yếu tố quan trọng có ảnh hưởng đến món có thể bao gồm từ vị ngọt bổ sung đến vị cay đậm. Các loại dầu ớt cung cấp hỗn hợp tuyệt vời cho gạo, mang lại cho nó vết bẩn màu đỏ đẹp.
c/ Cá cơm chiên, các loại hạt, dưa chuột, và một quả trứng luộc
Nasi lemak là một bữa ăn đóng gói sẵn rẻ tiền nhưng lại rất được yêu thích, được bán ở hầu hết mọi nơi, từ các quầy hàng nhỏ ven đường đến các nhà hàng năm sao cung cấp các món ăn tự chọn và thực phẩm tổng hợp. Các món ăn phụ có thể khác nhau, bao gồm Rendang, một món cà ri mặn cay thường được làm bằng thịt bò; gà rán gia vị và cá trích đặc biệt và các loại rau của rau bina hoặc kangkung (rau bina nước).
Hương vị của nasi lemak cũng đã thay đổi khi hương vị chủ yếu của người Malaysia được chấp nhận và điều chỉnh bằng cách giới thiệu tới nhiều chủng tộc khác của Malaysia. Ví dụ, món nasi lemak của Trung Quốc có xu hướng được phục vụ cùng với các món ăn không có halal, đặc biệt là các lát thịt lợn. Các phiên bản Ấn Độ của bữa ăn có xu hướng giống với các loại lá chuối đặc trưng của họ, và sambal được trộn cùng với các món cà ri khác. Dù sở thích của bạn là gì, món ăn này chắc chắn sẽ gây ấn tượng với hương vị tinh tế và sự quyến rũ khiêm tốn.
3/ Món mì Assam Laksa
Đây là món ăn ngon, nổi tiếng nhất tại Penang, một thành phố ẩm thực nổi tiếng thế giới của Malaysia, cách thủ đô Kuala Lumpur gần 300 km.
Mì Assam Laksa được làm bằng sợi mì trắng, có độ dai và giòn đặc biệt. Nước dùng của mì được làm từ cá thu đậm đà khiến du khách cảm thấy không bị quá ngấy. Món mì có sự kết hợp của các nguyên liệu như vị chua của me hài hòa với vị ngọt của nước cá thu và vị cay của ớt. Món mì này thường được ăn kèm với các loại rau thơm, dưa chuột và hành lá. Sự kết hợp hài hòa của các hương vị tạo nên một bát mì cay nồng khiến những thực khách lần đầu đi tour du lịch Malaysia thưởng thức không thể nào quên. Món mì Assam Laksa đứng thứ 7 trong danh sách 50 món ăn hấp dẫn nhất thế giới theo CNN Travel.
Ớt, riềng, sả, nghệ tươi, hành khô, tỏi, gừng và hoa ngọn đuốc là một trong những nguyên liệu không thể thiếu làm nên sức hấp dẫn của món mì Assam Laksa. Thông thường tại các quầy hàng bán rong sử dụng cá thu địa phương làm thành phần nước dùng cho món mì này vì nó có giá thành rẻ. Khi du khách thưởng thức các món mì tại nhà dân sẽ được tiếp đãi với cá thu ngựa, cá thu mòi tươi cho hương vị món ăn thêm hấp dẫn hơn rất nhiều so với việc thưởng thức tại các quầy hàng bán rong.
Để nấu được món mì Assam Laksa với công thức khá đơn giản. Đun sôi nước, sau đó cho hỗn hợp riềng, sả, hoa ngọn đuốc, gừng cùng cá thu nguyên con rửa sạch. Đun sôi cho đến khi cá chín thì vớt ra ngoài để nguội rồi gỡ xương. Để tạo mùi thơm cho món súp có thể cho thêm lá laska hoặc vỏ cam quýt. Bỏ thêm ít tôm khô cho món súp thêm đậm vị và một ít bột me cho món ăn có vị chua hài hòa.
Mì Assam Laksa cũng có thể được tìm thấy ở nhiều nơi khác tại Malaysia, nhưng chắc chắn mùi vị không ngon bằng tại Penang. Nếu có dịp ghé thăm Penang (Malaysia) thì bạn nhất định phải thử món mì này và bình luận cho VieTourist biết mùi vị của nó ngon như thế nào nhé!
4/ Món Ikan Bakar – Malaysia
Có thể nói đã thực hiện một tour du lịch Singapore trọn gói và sau đó đến với đất nước Malaysia xinh đẹp mà chưa nếm thử món Ikan bakar thì xem như chưa cảm nhận được tinh hoa của ẩm thực tại đây. Theo tiếng Malaysia, “Ikan” có nghĩa là cá, còn “bakar” là nướng. Ikan Bakar” là món cá nướng ướp gia vị độc đáo của người dân nơi đây.
Để chế biến được món cá nướng Ikan Bakar, người dân Malaysia lựa chọn những con cá tươi ngon. Cá tươi được tẩm rất nhiều tương ớt và một số loại gia vị khác, lót một lớp lá chuối phía dưới và được nướng trên than củi. Cá vừa chín tới có mùi thơm phức đặc trưng bay xa, không ai có thể cưỡng lại mùi thơm quyến rũ của món ăn này. Cá chín có màu vàng ươm rất quyến rũ, phần thịt cá trắng phau ngon ngọt, kết hợp với gia vị đậm đà, cay xé lưỡi luôn làm hài lòng cả những thực khách khó tính nhất. Món Ikan Bakar thường được dùng kèm với cơm nóng, thỉnh thoảng có thêm các món rau và cà ri, chấm với xì dầu.
Là một món ăn dân dã và quen thuộc của người dân Malaysia, nhưng Ikan bakar từ lâu cũng đã trở nên nổi tiếng, được nhiều du khách tìm kiếm để thưởng thức. Món ăn này có mặt trên khắp đất nước Malaysia, nhưng có lẽ ngon nhất tại các vùng miền đông của đất nước như Sulawesi hay Maluku. Bởi đây là các vùng miền biển, người dân chủ yếu làm nghề đánh bắt cá, cá tại đây được nướng khi còn rất tươi, nên luôn đảm bảo độ mềm và dai của phần thịt cá, tăng thêm độ ngon cho món ăn.
Thưởng thức những miếng cá mềm và dai dai, trắng ngần, du khách sẽ cảm nhận được vị thanh mát của thịt cá. Thêm chút cay cay xé lưỡi càng trở nên thú vị hơn. Mùi thơm hấp dẫn của cá khi chuẩn bị chín, du khách ngồi gần đó hay có thể ngồi tự mình nướng cá thì mùi thơm ngào ngạt đó khó có thể không nuốt nước miếng. Sức cuốn hút của món Ikan Bakar là vậy đó, đơn giản nhưng lại luôn hấp dẫn.
5/ Món Char Kway Teow – Malaysia
Char Kway Teow thơm nức, cay xè không chỉ là món ăn đặc sản của Malaysia mà còn là một trong những món dễ ăn bậc nhất cho những người không quen với các món có cà ri.
Đến Malaysia, một trong những món được rỉ tai nhất định phải thử đó chính là Char Kway Teow. Nhiều người từng đi du lịch Malaysia đã phải công nhận rằng, đồ ăn bản địa Malaysia có phần khó ăn với khẩu vị người Việt bởi sự khác biệt trong nguyên liệu, gia vị nấu nướng nhưng Char Kway Teow là một trong những món dễ ăn nhất và có phần gần gũi với hương vị món Việt.
Char Kway Teow có thể hiểu là món hủ tiếu xào, được xem là đặc sản của Penang. Nhưng tất nhiên với sự nổi tiếng của mình, độ phủ sóng của Char Kway Teow chắc chắn không chỉ dừng ở Penang mà còn được bán rộng rãi ở các khu ẩm thực ở các thành phố khác.
Cách nhận diện một quầy hay một xe bán Char Kway Teow đó là tại quầy có người đầu bếp tay dẻo như múa, mùi mỡ xào đưa ra thơm nức, phảng phất chút khói cay thì đó chính là nơi bán Char Kway Teow.
Nguyên liệu của Char Kway Teow kì thực siêu đơn giản, một nắm hủ tiếu gạo bản mỏng, dẹt như bánh phở, giá, hành, trứng, còn tôm và lạp xưởng thái mỏng thì tùy chọn và có nơi có, nơi không. Char Kway Teow xào nhiệt độ cao trong chảo sâu lòng với gia vị chỉ gồm chút xì dầu, và sốt ớt cay đặc trưng. Nếu có tôm thì xào tôm trước cho chín, kế đó mới đến hủ tiếu, giá, trứng và sốt ớt.
Không rõ sốt ớt ở tiệm Char Kway Teow này chế biến thế nào, chỉ biết dù chỉ chút ít thôi cũng đủ để người ta xuýt xoa vì cay. Ai mà không ăn cay được lại quên dặn đầu bếp thì cứ xác định sẽ “xoắn” cả lưỡi vì cái cay của ớt lan trong từng sợi hủ tiếu. Mà đã thế, dường như cái nóng và dầu mỡ lại càng làm món ăn cay thêm gấp bội.
Các công đoạn chế biến của món này diễn ra rất nhanh. Và do xào lửa to nên đòi hỏi người đầu bếp phải rất tập trung để món xào được đều tay, thấm đều gia vị, không cháy. Char Kway Teow vì là món dầu mỡ nên ngon nhất là lúc vừa xào xong. Món này vì nêm ít gia vị nên ăn thấy rõ vị mặn mà của xì dầu, vị ngọt của tôm, giá, quyện cùng độ thơm của trứng, hành hoa, và tất nhiên là cái cay đặc trưng của sốt ớt.
Ở Malaysia, Char Kway Teow chính là món ăn đường phố đích thực, khi vừa có vô số quầy trên đường phố, vừa có thể phục vụ trong những hộp giấy, đĩa nhựa để thực sự có thể đứng ăn cơ động. Một phần Char Kway Teow sẽ có giá từ 6 đồng đến hơn 12 đồng, tùy vào nơi bán cũng như phần nhân đi kèm. Thông thường Char Kway Teow phiên bản chỉ trứng giá thường chỉ 6 RM, tương đương 30 nghìn đồng, các phiên bản thêm tôm sẽ đắt hơn, tùy lượng tôm trong phần ăn.
Đến Malaysia, Char Kway Teow thực sự là món đáng thử, đặc biệt nếu bạn không ăn được các món có cari. Một đĩa Char Kway Teow nóng hổi, đến cái khói cũng cay không chỉ là cách để khám phá về ẩm thực Malaysia mà sẽ còn là dấu ấn khó quên trong chuyến du lịch đấy.
6/ Món bánh kếp Roti Jala
Là một quốc gia đa sắc tộc nên nền ẩm thực Malaysia cũng vô cùng phong phú và mang nhiều màu sắc, chủ yếu được kết hợp giữa ẩm thực Trung Hoa lai với Ấn Độ, đây chính là điểm mạnh làm nên sức hút tại đất nước này. Đến với Malaysia xinh đẹp, du khách không thể bỏ qua một trong các món ngon trong ẩm thực xứ này là Roti Jala.
Món bánh Roti Jala – một loại bánh kếp rất dễ làm nhưng khá ngon và lạ miệng. Đây là một trong các món ăn nhẹ khá phổ biến tại Malaysia, là bữa ăn sáng nhanh gọn rất được ưa chuộng bởi giới trẻ trong nước, cũng như du khách từ khắp nơi khi có dịp đặt chân đến Malaysia.
Roti Jala là một loại bánh kếp mỏng được làm từ bột nghệ và nước cốt dừa, có bề mặt trông như một tấm lưới. Món ăn này có nét tương đồng với món bánh Crepe nổi tiếng thế giới từ nước Pháp, món này thường cũng được dùng kèm thêm với các loại mứt trái cây, sốt socola, phết bơ hoặc quế, tuỳ theo khẩu vị của thực khách. Mỗi loại nhân mang đến cho người ăn một vị ngon khác nhau. Thực khách có thể dễ dàng gọi một phần bánh Roti Jala hấp dẫn và nóng hổi tại bất cứ quán ăn hoặc nhà hàng nào của Malaysia. Hiện nay món ăn này cũng đã du nhập vào Việt Nam, chủ yếu tại các nhà hàng chuyên món ăn Malaysia tại thành phố Hồ Chí Minh.
Nếu có dịp du lịch Malaysia thì bạn hãy nếm thử món bánh Roti Jala trứ danh này nhé!
Nyonya Kuih là loại bánh quen thuộc ở Malaysia, được những người gốc Hoa di cư đến xứ Mã Lai hàng trăm năm trước cải tiến từ loại bánh truyền thống Trung Quốc. Theo tiếng Mã, Nyonya còn được hiểu là cộng đồng Peranakan – những người Hoa sinh sống ở Đông Nam Á. Còn “kuih” là tên của loại bánh này.
Loại bánh này có thành phần chính là bột gạo nếp, dừa nạo, nước dừa và phẩm màu tự nhiên, chiết xuất từ cây cỏ. Kuih có nhiều màu sắc bắt mắt như xanh lá cây, vàng, da cam, tím hay xanh biếc. Trong đó, màu xanh biếc là khó điều chế nhất, chứng tỏ tay nghề cao của người thợ. Bánh có đủ hình dạng, màu sắc và hương vị. Phần nhân được nhào nặn nhuyễn để mềm mịn giống như miếng thạch pudding. Ngoài ra, bánh còn sử dụng bột mì – thành phần ít khi xuất hiện trong các loại bánh truyền thống vùng Đông Nam Á.
Bánh được vo viên bằng tay, sau đó người làm bánh sẽ ấn vào một chiếc khuôn sẵn, những chiếc khuôn in hoa văn hoạ tiết gắn liền với bản sắc dân địa phương.
Ngày nay, bánh Kuih vẫn được làm thủ công gần như toàn bộ, đòi hỏi người đầu bếp không chỉ giảm liều lượng chuẩn mà bàn tay còn phải khéo léo để nặn thành những viên bánh xinh xắn, in hoa văn chìm tinh tế. Các loại màu sắc của vỏ bánh Kuih là phẩm màu thủ công từ các loại trái cây, rau củ quả do người Malaysia làm ra.
Bánh Kuih được hấp, luộc, chiên ngập dầu hay nướng theo cách xa xưa. Phần lớn bánh Kuih đều có vị ngọt với phần nhân mềm làm từ dừa nạo hoặc đậu xanh. Chúng có mặt trong các lễ hội của Malaysia, Indonesia, Brunei và Singapore như Hari Raya và Tết Nguyên đán.
Khi làm bánh, người ta tuân thủ cách nấu ăn mang hơi hướng tâm linh của người Hoa. Đó là hạn chế những lần cắt vụn, thái nhỏ, để tránh những điều không may mắn như ly tán sẽ xảy đến.
Thực khách có thể tìm thấy món ăn dân dã này ở khắp các khu chợ hay các quán cà phê tại Malaysia. Một trong số đó là tiệm Riz Coconut – một tiệm bánh truyền thống ở Kuala Lumpur do một đầu bếp gốc Hoa mở.
Nếu ghé thăm Malaysia trong những ngày đầu năm mới, bạn sẽ có dịp thưởng thức món “Yee Sang”, món ăn tượng trưng cho sự dồi dào, thịnh vượng và phát đạt trong ngày Tết ở quốc gia này.
Yee Sang trong tiếng Hoa có nghĩa là dồi dào, dư dả. Yee Sang giống như một loại salad kiểu Á gồm rất nhiều loại rau củ cắt nhỏ và cá sống cắt mỏng (thường là cá hồi sashimi hay cá thu) và rưới nước sốt lên trên.
Người Hoa ở Malaysia và Singapore (đặc biệt là các doanh nhân và những người đi làm) rất thích ăn món này trong suốt dịp Tết. Bởi cá là biểu tượng của thịnh vượng trong suốt 1 năm dài.
Người dân Malaysia lý giải về sự dồi dào của Yee Sang như sau: khi thêm bưởi vào cá để thêm sự may mắn và dư dả, thêm cà rốt để cầu cho may mắn, thêm củ cải, dưa leo mang ý nghĩa trẻ mãi không già, làm ăn thăng tiến, đồng thời thêm tiêu vào các nguyên liệu để cầu mong thu hút nhiều tiền tài của cải. Sau cùng là rưới dầu lên trên các nguyên liệu để làm tăng lợi lộc. Các gia vị được thêm vào trước khi ăn gồm: đậu phộng rải lên tượng trưng cho vàng bạc đầy nhà, mè tượng trưng cho thăng tiến chức vị, bột mì chiên hình cái gối tượng trưng cho gối vàng với lời chúc vàng đầy sàn nhà.
Thưởng thức Yee Sang trong dịp Tết là phong tục của người Hoa sống ở Malaysia và Singapore, nhưng lại không phổ biến ở Hồng Kông. Bởi nguồn gốc của món ăn này được sáng tạo ra từ 4 người Malaysia xuất thân là bếp trưởng của một nhà hàng Singapore vào năm 1964.
Ngày nay món ăn này thường được sử dụng như món khai vị để mang đến may mắn tài lộc cho năm mới. Nó được ăn trong 15 ngày Tết, đặc biệt là ngày thứ 7, hay còn gọi là ngày Renri có nghĩa là “ngày sinh nhật của tất cả mọi người” và nhiều người còn dùng nó trong bữa cơm đoàn tụ gia đình đêm giao thừa. Mọi người sẽ đứng xung quanh bàn và nói lời chúc phát tài, vạn sự như ý. Sau đó sẽ cùng tung đảo nguyên liệu 7 lần và la to “Lo hei” (cầu may mắn) với những lời cầu chúc năm mới thịnh vượng. Mỗi người sẽ cầm đũa đảo rồi tung Yee Sang lên cao và ước nguyện điều may mắn cho năm mới. Người Hoa ở Malaysia tin rằng ai tung Yee Sang càng cao thì người đó sẽ gặp nhiều may mắn trong năm.
Ở Sài Gòn, bạn có thể tìm ăn món này vào dịp Tết Nguyên Đán tại các nhà hàng Hoa lớn như nhà hàng Libai trong khách sạn Sheraton, hay nhà hàng Yu Chu thuộc khách sạn InterContinental Asiana Saigon.